Các nguyên tố đất hiếm, như thuật ngữ này ngụ ý, là những nguyên tố được khai khoáng. Có 17 loại và nhiều trong số chúng xuất hiện cùng nhau. Sau khi chúng được sàng lọc, tinh chế , quặng được được chế biến thành kim loại hoặc hợp kim có ứng dụng rộng rãi - và được sử dụng nhiều trong các thiết bị công nghệ cao mặc dù chỉ là một số lượng nhỏ: ví dụ trong các điện thoại thông minh, máy ảnh kỹ thuật số, pin, đĩa cứng, thiết bị chiếu sáng huỳnh quang, TV, máy tính và trong nhiều sản phẩm khác. Các ứng dụng quan trọng trong công nghiệp quốc phòng có thể kể đến màn hình điện tử, hệ thống dẫn đường, laser, radar và hệ thống sonar. Mặc dù lượng nguyên tố đất hiếm (REE) được sử dụng trong mỗi sản phẩm có thể là một nhỏ của sản phẩm đó nếu tính theo trọng lượng, giá trị hoặc thể tích, nhưng nếu không có các nguyên tố đất hiếm , sản phẩm đó sẽ không hoạt động. Các nguyên tố đất hiếm rất quan trọng đối với việc áp công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhu cầu về đất hiếm đang thúc đẩy sự bùng nổ khai thác mỏ ở châu Á, nơi có trữ lượng lớn của thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 2 về trữ lượng đất hiếm và chỉ đứng sau Trung Quốc. Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (trong đó có đất hiếm) giai đoạn 2023 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050. Bài viết này thảo luận về chính sách phát triển ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam.

Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển việc khai thác đất hiếm. Nhiều yếu tố đang thúc đẩy việc thăm dò và khai thác đất hiếm. Thứ nhất, các ngành công nghiệp công nghệ cao khác nhau sẽ phải đối mặt với một trở ngại lớn nếu không tìm được vật liệu thay thế có thể chấp nhận được. Nhà cung cấp chính của Việt Nam là Trung Quốc. Các vấn đề bắt đầu phát sinh trong việc cung cấp đất hiếm khi Trung Quốc bắt đầu hạn chế và kiểm soát việc sản xuất và xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm. Thứ hai, ngân sách Việt Nam chủ yếu dựa vào sản xuất dầu khí. Việc khai thác dầu khí sẽ giảm dần. Giá đất hiếm đã tăng đột biến. Việc khai thác đất hiếm có thể là một nguồn thu thay thế cho Việt Nam. Thứ ba, các nguyên tố đất hiếm (REE) cũng là một trong các thành phần chính của các sản phẩm sạch như xe điện, tấm pin mặt trời, tuabin được sử dụng trong các dự án điện gió và trong các sản phẩm sạch khác.

Tất cả những điều này giúp giải thích các cam kết của Việt Nam đối với COP 26 nhằm giảm khí phát thải C02 xuống Zero vào năm 2050. Thứ tư, ước tính trữ lượng REE của Việt Nam có thể đạt 22 triệu tấn. Trữ lượng lớn đưa ra một hứa hẹn rất lớn cho Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng trong lĩnh vực mới này. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều đang tìm kiếm cơ hội phát triển các dự án khai thác đất hiếm quy mô lớn. Việc phát triển khai thác và chế biến đất hiếm REE sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam bao gồm cả công nghiệp chính và công nghiệp phụ trợ. Cuối cùng, các nhà sản xuất lớn sử dụng REE thường mong muốn có nguồn cung ổn định lâu dài và không chỉ dựa vào một nhà cung cấp duy nhất. Dường như Việt Nam có thể là một nguồn thay thế vững chắc.

Điều kiện khai thác đất hiếm của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có trữ lượng lớn, nhưng việc phát triển ngành đất hiếm Việt Nam mới chỉ mới bắt đầu. Cho đến nay, chỉ có hai dự án mỏ khai thác được cấp phép đều ở tỉnh Lai Châu gần biên giới với Trung Quốc: một dự án đang được phát triển và một dự án đang tạm đình chỉ. Các dự án khác tại tỉnh Lào Cai và Yên Bái vẫn trong tình trạng nằm trong quy hoạch.

Chính sách chung của Việt Nam. Chính sách thăm dò, khai thác đất hiếm chủ yếu được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Tài nguyên, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Nghị định 31 1 Nghị định 342, Nghị định 433 và Quyết định 8664.

Theo Quyết định 866, Chính phủ có kế hoạch thăm dò tám khu vực khai thác đất hiếm từ năm 2023 đến năm 2030 và một khu vực khai thác từ năm 2031 đến năm 2050. Theo ước tính, có khoảng 1.500.000 tấn có thể được thăm dò trong giai đoạn này. Sản lượng này chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số trữ lượng dự kiến của Việt Nam. Dưới đây là các khu vực khai thác mỏ khoáng sản theo Quyết định 866 (trong đó có một mỏ đã được cấp phép - Nam Nậm Xe thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu):

TT

Mỏ và vị trí

Diện tích đất

(ha)

Mục tiêu thăm dò

(Trữ lượng- TR203 tấn)

2023-2030

2031-2050

1

Mỏ Nam Nậm Xe (huyện

Phong Thổ, tỉnh Lai Châu)

329

71.000

 

2

Mỏ Nam Đông Pao (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu)

220

400.000

 

3

Khu 3-Nam Mỏ Đông Pao (Huyện Tam Đường , tỉnh Lai Châu)

37

30.972

 

5

Mỏ Thèn Thầu (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu)

554

 

1.500.000

6

Mỏ Thèn Sìn (huyện Tam Đường , tỉnh Lai Châu)

1.330

126.000

 

7

Mỏ Mường Hum (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)

2.985

129.207

 

8

Mỏ Khu Tân An (huyện Vân Bản, tỉnh Lào Cai)

 

101.640

 

9

Mỏ Khu Làng Phát (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)

796

124.357

 


Theo nguyên tắc chung, quặng thô tự nhiên thô chưa qua chế biến sẽ không được xuất khẩu. Quy định này cũng được áp dụng đối với đất hiếm. Tuy nhiên, các công ty khai thác mỏ có thể xuất khẩu các sản phẩm đã được chế biến từ đất hiếm. Ngoài ra, Quyết định 866 cũng yêu cầu các công ty khai thác mỏ phải: (i) có năng lực kỹ thuật và tài chính, (ii) phải đầu tư chế biến (áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến) và yêu cầu các sản phẩm đã được chế biến từ đất hiếm phải chứa ít nhất 95% oxit, hydroxit và muối đất hiếm; và (iii) bảo vệ môi trường.

Điều kiện phát triển dự án khai thác đất hiếm. Nói chung, cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều được đối xử bình đẳng. Các điều kiện áp dụng cho các nhà đầu tư trong nước cũng sẽ áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, có những điều kiện bổ sung được áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài phát triển các dự án khai thác mỏ.

Ví dụ, theo Nghị định 31, lĩnh vực kinh doanh "khai thác, thăm dò và xử lý tài nguyên thiên nhiên và khai thác" bị hạn chế và là có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về các điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia khai thác đất hiếm. Hiện nay chỉ có một thỏa thuận quốc tế quy định một cơ chế theo đó một công ty khai thác mỏ từ một quốc gia CPTPP có5 thể được cấp phép, tùy thuộc vào toàn quyền quyết định của Việt Nam. Tối thiểu, phải đáp ứng một số điều kiện nhất định: (i) chỉ những dự án quy mô lớn - tạo việc làm tại địa phương, sử dụng nguyên liệu trong nước và các sản phẩm làm từ đất hiếm được xuất khẩu từ Việt Nam - mới được cấp phép; (ii) Việt Nam phải có vai trò và vị trí khi tham gia vào dự án; (iii) hiệu quả kinh tế của dự án, phát triển công nghệ và tạo sản phẩm mới tại Việt Nam phải rõ ràng; (iv) dự án có thể thúc đẩy và tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam; (v) việc phát triển của dự án phải phù hợp với chính sách quốc gia đối với ngành công nghiệp, và phù hợp với kinh tế và văn hóa của Việt Nam, và dự án phải mang lại ảnh hưởng tốt đáng kể cho Việt Nam; và (vi) dự án có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Lịch sử cho thấy rằng đầu tư nước ngoài được chào đón bất chấp các quy định về vấn đề này là rất ít. Năm 2011, Việt Nam và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận song phương cho phép một công ty Nhật Bản: "Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản" (JOGMNC) đầu tư vào một dự án đất hiếm ở tỉnh Lai Châu. Dự án được gọi là Dự án Đồng Pao. Dự án đã không được thực hiện vì JOGMNC đã tìm thấy một địa điểm thay thế bên ngoài Việt Nam. Các công ty khai thác mỏ từ các nước không thuộc CPTTP cũng có thể được cấp phép, nhưng trên cơ sở có đi có lại và theo một thỏa thuận riêng biệt giữa Việt Nam và nước sở tại của nhà đầu tư.

Theo Quyết định 866, 11 dự án khai thác mới sẽ được phát triển và khai thác tại các tỉnh Lai Châu (7 dự án), Yên Bái (3 dự án) và Lào Cai (1 dự án). Các nhà đầu tư nghiêm túc có thể muốn tìm kiếm những cơ hội đầu tư tại các dự án này.

[Lưu ý: Bảng trên cung cấp danh sách các mỏ đất hiếm sẽ được THĂM DÒ trong giai đoạn 2023- 2050. 11 dự án khai thác mới theo Quyết định 866 sẽ được KHAI THÁC trong giai đoạn 2023- 2050]

Lựa chọn nhà đầu tư. Nếu có hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng quan tâm đến một dự án khai thác mỏ, thì việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh.

Vấn đề xây dựng và đất đai. Các dự án khai thác mỏ ở các tỉnh này nằm trong vành đai biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (tức là các dự án ở tỉnh Lai Châu và Lào Cai). Theo Nghị định 34, bất kỳ công trình xây dựng nào trong vành đai biên giới đều phải được Việt Nam chấp thuận trước (bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao). Cơ quan quản lý xây dựng địa phương phải có được phê duyệt này, trước khi giấy phép xây dựng có thể được cấp.

Theo Điều 58 Luật Đất đai và Điều 13 Nghị định 43, chính quyền địa phương chỉ được phép cho thuê một thửa đất cho dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi chính quyền địa phương đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao chấp thuận nếu dự án nằm trong phạm vi xã biên giới. Trong một số trường hợp, hợp đồng thuê có thể phải có chấp thuận của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ. Các quy trình, thủ tục chuẩn bị, và cấp phép này cần phải được tính đến khi lên kế hoạch của dự án.

Phí khai thác và các nghĩa vụ tài chính khác. Các công ty khai thác, tất nhiên, phải trả tiền phí khai thác để được thăm dò khai thác REE. Khoản phí này được tính dựa trên loại khoáng sản và giá trị trữ lượng ước tính của mỏ. Khoản phí khai thác phải được trả hàng năm. Ngoài phí khai thác, các công ty khai thác mỏ cũng phải trả thuế tài nguyên thiên nhiên. Thuế được tính trên cơ sở thuế suất, giá tính thuế và khối lượng đất hiếm được khai thác. Mức thuế suất hiện nay dao động từ 12% đến 25% tính trên (i) khối lượng của từng loại (sau khi khai khoáng) và (ii) giá tính thuế. Trong đó, giá tính thuế là (i) giá bán (trong trường hợp tiêu thụ trong nước) hoặc (ii) sẽ là giá xuất khẩu (trong trường hợp xuất khẩu). Phí khai thách mỏ phải được trả bất kể các công ty khai thác đã bắt đầu hoạt động thương mại hay chưa. Trong khi thuế tài nguyên cũng sẽ phải nộp bất kể là sản phẩm đang trong tình trạng chế biến hay hàng tồn kho.

Có một nghĩa vụ tài chính khác. Đó là, các công ty khai thác mỏ được yêu cầu ký quỹ hàng năm với Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam để đảm bảo phục hồi sau khai thác. Khoản tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả cho công ty khai thác sau khi hoàn thành việc khôi phục sau khai thác theo yêu cầu. Số tiền ký quỹ được xác định và dựa trên chi phí ước tính để khôi phục dự án. Các chi phí này được phê duyệt bởi các cơ quan cấp phép khai thác trước khi một mỏ có thể bắt đầu hoạt động.

***

Quy hoạch tổng thể quốc gia đã được phê duyệt. Đây là bước tiến quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai thác đất hiếm. Trong tương lai, Việt Nam có thể trở thành nước xuất khẩu đất hiếm. Chính quyền các cấp phải hỗ trợ. Chính quyền địa phương ở địa phương vùng sâu vùng xa (như tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái) rất mong muốn phát triển ngành công nghiệp này để thúc đẩy nền kinh tế địa phươngvà tạo việc làm cho người dân. Có những thách thức đối với Việt Nam

khi phát triển ngành công nghiệp mới này do thiếu công nghệ thích hợp để thăm dò và khai khoáng REE. Việc hợp tác giữa các nhà đầu tư có năng lực trong và ngoài nước có thể được thực hiện để phát triển ngành công nghiệp non trẻ này.

Footnotes

1. Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 3 năm 2021 ("Nghị định 31")

2. Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 ("Nghị định 34")

3. Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 ("Nghị định 43")

4. Quyết định 866/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/7/2023 ("Quyết định 866")

5. CPTPP viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Comprehensive and Progressive Agreement for Tran-Pacific Partnership” có nghĩa sang tiếng Việt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyện Thái Bình Dương, là một hiệp định thương mại giữa Australia, Brunei, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

The content of this article is intended to provide a general guide to the subject matter. Specialist advice should be sought about your specific circumstances.