I. Lịch sử thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

Nhiều yếu tố đã góp phần định hình lại nền kinh tế Việt Nam, đưa Việt Nam từ một nước từng được Hoa Kỳ coi là chậm phát triển vươn lên mạnh mẽ thành một quốc gia đang phát triển với những thành quả đáng kể. Từ sau cải cách kinh tế năm 1986, Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cùng với việc mở cửa chào đón đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong đó, thương mại là một nhân tố chính góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu và sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Năm 1994, Hoa Kỳ dỡ bỏ lênh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Theo đó, vào ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã thực hiện chính thức bình thường hóa và đổi mới quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau 20 năm cấm vận kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương (BTA) giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có hiệu lực, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Từ năm 2000, GDP bình quân của Việt Nam tăng trên 6% mỗi năm nhờ đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất. Đến năm 2020, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với trị giá gần 70 tỷ đô. Tính cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh nhất ở Châu Á dựa trên lĩnh vực xuất khẩu và các hoạt động khác trong thị trường nội địa. Đóng góp vào đó là sự chuyển dịch trong lĩnh vực sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây do chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như nhờ vào lợi thế địa lý, nhân lực có tay nghề cao với mức lương thấp hơn, các hiệp định thương mại và kết nối khu vực,.. Việt Nam đã nổi lên như một trong những lựa chọn thay thế ưu tiên nhất cho các nhà sản xuất đang tìm cách thuê ngoài ở châu Á nhằm tận dụng việc giảm chi phí và tránh thuế nhập khẩu theo Mục 301 khi tìm nguồn cung ứng và sản xuất ở Trung Quốc.

II. Trump và chiến tranh thương mại

Vào tháng 7 năm 2018, Chính quyền Trump đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Xuyên suốt sự hỗn loạn mà cuộc chiến này đã gây ra trong vài năm qua, Việt Nam có thể được coi là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất nhờ vào trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc qua Việt Nam và việc xây dựng lại nhà máy hoạt động của các bên. Kết quả là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể và kéo theo đó là sự giám sát chặt chẽ hơn. Thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng vọt từ 31.97 tỷ USD năm 2016 lên 39.49 tỷ USD năm 2018 và tăng 39% vào năm 2019 trước đại dịch COVID. Dưới thời Chính quyền Trump, người Mỹ mua hàng từ Việt Nam nhiều hơn do hàng hóa từ Trung Quốc  bị áp thuế cao hơn, nhưng điều này đã gây mâu thuẫn vì các chính sách thương mại của ông được cho là đưa ngành sản xuất về nước để tạo thêm cơ hội việc làm cho người Mỹ thay vì người nước ngoài. Chính quyền Trump đã chú ý và quyết tâm giảm thâm hụt thương mại. Vào tháng 10 năm 2020, chính quyền Trump bắt đầu hai cuộc điều tra sử dụng Mục 301 của Đạo luật Thương mại 1974, tương tự như quy chế được sử dụng để áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 350 tỷ USD. Ngoài các cuộc điều tra Mục 301, vào tháng 5 năm 2019, Hoa Kỳ cũng đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về thao túng tiền tệ và cựu Tổng thống Donald Trump đã gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất đối với mọi người” tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 ở Nhật Bản. May mắn thay, vào đầu năm ngoái, USTR đã quyết định ngừng áp dụng mức thuế Mục 301 đối với hàng hóa của Việt Nam. Vào tháng 4 năm ngoái, Bộ Tài chính đã loại bỏ việc gắn mác thao túng tiền tệ khỏi Việt Nam và Katherine Tai, đại diện của USTR, sẽ tiếp tục giám sát Việt Nam trong việc thực hiện kiềm chế phá giá cạnh tranh đồng tiền của mình.

III. Thương mại dưới chính quyền Biden và Đại dịch COVID

Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, kế nhiệm cựu Tổng thống Donald Trump. Dưới thời chính quyền Biden, các chương trình nghị sự dân chủ đã được nhấn mạnh về nhân quyền so với chính quyền Trump với cách tiếp cận mang tính giao dịch cao hơn, cũng như quan tâm đến việc cải thiện quan hệ song phương với Việt Nam. Cho đến thời điểm gần đây, với tình hình ở Biển Đông, quan hệ của Mỹ với Việt Nam đã đi lùi. Có thể hiểu, việc cải thiện quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam không nằm trong hạng mục ưu tiên trong các chương trình nghị sự của chính quyền Biden trong bối cảnh đại dịch toàn cầu xung quanh COVID-19 và tác động của nó như lạm phát tăng cao, chuỗi cung ứng gặp khó khăn trên toàn cầu và tất nhiên bây giờ, khả năng Nga xâm lược Ukraine . Đáng chú ý, nền kinh tế Mỹ đang tiến triển trong việc xây dựng lại và phục hồi từ COVID trong năm vừa qua. Mặt khác, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do gia tăng ca nhiễm COVID và tỷ lệ tiêm chủng thấp. Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát tốt vào những giai đoạn đầu khi mới bùng phát dịch bệnh, tuy nhiên, khi biến thể Delta xuất hiện và đến châu Á vào mùa xuân năm ngoái, Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề khi chỉ có 25% dân số được tiêm chủng và chủ yếu là ở miền nam, nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất và thành phần lao động. Để ngăn chặn sự lây nhiễm, các biện pháp hà khắc đã được đưa ra cưỡng chế nhiều nhà máy để duy trì hoạt động phải cung cấp chỗ ăn và chỗ ở tại chỗ cho nhân viên. Nhiều công nhân chỉ đơn giản là dựng lều trên sàn nhà máy khi người sử dụng lao động của họ bắt buộc họ phải ở lại toàn thời gian 24/7. Tất nhiên, các công ty ở khu vực châu Á có nhiều trung tâm sản xuất có nhiều lý do để làm mọi cách để duy trì hoạt động của các nhà máy trong thời kỳ đại dịch đang diễn ra. Những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Samsung và Intel có cơ sở sản xuất lớn tại Việt Nam, đã yêu cầu công nhân của họ phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về phòng chống COVID 19, những người quyết định ở lại tại nhà máy làm việc sẽ được bồi thường bằng cách tăng lương hoặc được tiêm chủng sớm hơn phần còn lại của dân số Việt Nam. Rõ ràng, những gã khổng lồ công nghệ này không muốn phải đối mặt với sự trì hoãn trong chuỗi cung ứng và muốn đảm bảo rằng điện thoại di động và máy tính bảng tiếp tục được phân phối đến thị trường trên toàn thế giới theo thời hạn nhất định. Ở góc độ tư bản, những gã khổng lồ công nghệ này đang hành động theo nhu cầu của người tiêu dùng, tuy nhiên, chuỗi cung ứng là một hệ sinh thái phức tạp và tinh vi bao gồm nhiều bên đan xen và COVID đã đặt ra một thách thức về hiệu quả và dòng chảy của cung và cầu. Những thay đổi lớn trong thói quen của người tiêu dùng do đại dịch toàn cầu dẫn đến tình trạng tắt nghẽn vẫn còn tồn đọng tại hai cảng lớn nhất của Hoa Kỳ là Los Angeles và Long Beach, khi khối lượng lớn các công-ten-nơ muốn thông quan phải mất khoảng 4-5 tuần để cập bến và dỡ hàng.

IV. Đại dịch COVID và Chuỗi cung ứng

Thực tế là COVID tiếp tục gây áp lực lên lực lượng lao động Hoa Kỳ và chuỗi cung ứng. Trong thời kỳ đầu bùng phát đại dịch, đã có một sự chuyển dịch mạnh mẽ sang thương mại điện tử và người tiêu dùng cần nhiều hàng hóa được giao hơn bao giờ hết, chẳng hạn như bao bì, đóng gói bằng nhựa, thiết bị bảo vệ cá nhân, v.v. Nhu cầu về thương mại điện tử ngày càng phát triển cộng thêm các gói kích thích kinh tế đã tăng thêm áp lực lên các hãng vận tải, cảng và các nhà cung cấp vận tải đa phương thức. Ngược lại, các lệnh đóng cửa do đại dịch, các đợt bão và tình trạng thiếu nguyên liệu đã làm sự vận hành ở tất cả các lĩnh vực chậm lại và làm gián đoạn các trung tâm sản xuất lớn ở châu Á, tạo ra sự chậm trễ về nguồn cung ứng. Công suất giao nhận hàng hóa không theo kịp được nhu cầu tăng vọt, gây ra tắc nghẽn lưu thông giữa các nhà máy, tàu và kho hàng, thêm vào đó tình trang thiếu hụt lao động do đại dịch không đáp ứng được khối lượng tàu bè và công-ten-nơ tràn vào tại các cảng biển. Tình trạng tắc nghẽn cảng xảy ra khi tàu đến cảng nhưng không thể xếp dỡ được do cảng đã hết công suất và các công ty vận tải, cảng không được trang bị để xử lý tình trạng ngập container. Điều này đã gây ra tình trạng tồn đọng ngày càng tăng và là một vấn đề nghiêm trọng vì các cảng biển rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và sinh kế của chúng ta, chẳng hạn như lương thực, việc làm, năng lượng đều phụ thuộc vào khả năng phục hồi và vận hành của chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc giao nhận hàng hóa vào các cảng Los Angeles và Long Beach, hai cảng container nhộn nhịp nhất Hoa Kỳ đã trở nên khó khăn, nhiều tàu phải bị neo lại ở Vịnh San Pedro do các bến cảng đã bị quá tải. Vào giữa tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Biden muốn xoa dịu cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khiến các cảng trên toàn thế giới bị tắc nghẽn. Ông kêu gọi các công ty tư nhân chủ động giải quyết vấn đề này vì cuộc khủng hoảng không chỉ khiến các cảng tắc nghẽn mà còn bộc lộ ra những điểm yếu lâu nay trong chuỗi cung ứng vận tải. Sau khi Tổng thống Biden ký dự luật cơ sở hạ tầng liên bang vào ngày 15 tháng 11 năm 2021, Thống đốc California Gavin Newsom và Đặc phái viên Cảng John D. Porcari đã đến thăm Cảng Long Beach vào ngày 17 tháng 11 năm 2021, để thảo luận về các biện pháp của tiểu bang và liên bang nhằm giảm bớt tắc nghẽn tại Khu liên hợp Cảng biển San Pedro. Mặc dù tình trạng này đã được cải thiện phần nào, nhưng biến thể Omicron lại tiếp tục đe dọa khiến cho vấn đề tắt nghẽn bắt đầu kéo dài mang tính lịch sử. Tỷ lệ lây nhiễm tại các cảng đang làm đình trệ nỗ lực giải phóng hàng tồn đọng của hơn 100 tàu hàng. Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022, ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại và định hình lại dòng chảy thương mại trên toàn thế giới.

V. Môi trường đầu tư Việt Nam

Bất chấp khó khăn phải đối mặt với COVID-19, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng tốc vào năm 2022 do tăng trưởng GDP dự kiến sẽ tăng lên 5,5% từ 2,6% trong năm vừa qua theo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam từ báo cáo Chứng khoán . Không chỉ vậy, dựa trên báo cáo từ KPMG về đầu tư vào Việt Nam năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP cao gấp gần hai lần so với năm 2020. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới nhờ vào sự ổn định của thị trường kinh tế cũng như việc thúc đẩy đầu tư và phát triển của chính phủ. Đáng chú ý, vào ngày 15/11/2020, Việt Nam và 14 quốc gia khác đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được coi là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử giữa các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu, trở thành khối thương mại lớn nhất từng xảy ra. Kể từ ngày 17 tháng 1 năm 2022, bảy trong số mười thành viên ASEAN ,và tất cả năm nước ký kết ngoài ASEAN ,đã gửi văn kiện phê chuẩn RCEP lên Tổng thư ký ASEAN. Đối với mười quốc gia phê chuẩn đầu tiên, hiệp ước thương mại có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022. Mục đích của RCEP là loại bỏ khoảng 90% thuế quan đối với hàng nhập khẩu giữa mười lăm quốc gia ký kết trong 20 năm tới và thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch, đồng thời mở đường cho vô số cơ hội đầu tư vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Bên cạnh RCEP, Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) đã chính thức được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 8 tháng 6 năm 2020 tại Quốc hội Việt Nam và chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 8 năm 2020. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dựa trên tổng quan về các khoản đầu tư của năm 2020, 48% đi vào sản xuất, chủ yếu trong các ngành công nghiệp điện tử, dệt may, da giày và phụ tùng ô tô. Các lĩnh vực khác bao gồm tiện ích và năng lượng chiếm 18%; 15% là bất động sản; và tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn trong các ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài ra còn có hàng may mặc, đồ nội thất và nông sản nằm trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Hoa Kỳ từ Việt Nam. Chúng ta không được bỏ qua rằng nhiều công ty Mỹ như Williams-Sonoma, Restoration Hardware, West Elm, Nike, Adidas, Puma, Lululemon và Gap đều có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 11 về xuất khẩu hàng điện tử ra thế giới. Ngoài những gã khổng lồ công nghệ được đề cập trước đây như Apple, Samsung và Intel, chúng ta còn có Microsoft, Nintendo, LG và Canon hiện đang sản xuất tại Việt Nam.

VI. Tương lai của thương mại Việt Nam

Không có gì ngạc nhiên khi máy móc thiết bị điện tử hiện đang là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Mỹ  và cũng là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam trên toàn thế giới. Ví dụ, Vinfast, một công ty ô tô tại Việt Nam tham vọng trở thành thương hiệu toàn cầu bán xe SUV điện tại thị trường Mỹ theo bước chân thành công của các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, nơi sản xuất các thương hiệu như Lexus, Toyota, Honda và Subaru, như Hàn Quốc với Hyundai và Kia. Hiện tại, Vinfast có trụ sở chính ở Mỹ tại Los Angeles, nhưng công ty vẫn sẽ tiếp tục sản xuất các mẫu SUV này tại Việt Nam với kế hoạch vào năm 2024 sẽ chuyển sản xuất sang nhà máy ở Mỹ. Nếu Vinfast cạnh tranh thành công trên thị trường ô tô tại Hoa Kỳ, nỗ lực này rất có thể sẽ tăng cường quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Chỉ có thời gian mới trả lời được những gì sẽ diễn ra cùng với quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch ở Việt Nam, nhưng với tốc độ này, có nhiều biến số chỉ ra mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ đang diễn ra thành công. Tính đến ngày 26 tháng 1 năm 2022, hơn 70% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng đầy đủ và điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 5,5% vào năm 2022, với giả định rằng COVID sẽ được kiềm chế cả trong nước và quốc tế, có thể an toàn khi cho rằng nền kinh tế sẽ ổn định ở mức khoảng 6,5%. Đóng góp vào sự tăng trưởng là xuất khẩu sản xuất đáp ứng nhu cầu của Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Với dự án sản xuất ô tô điện mới nhất của Việt Nam, có vẻ như quốc gia này đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực thân thiện với môi trường và thực hiện nổ lực giảm phát thải khí nhà kính với cam kết đạt mục tiêu phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021, tại Glasgow, Scotland, Hội nghị lần thứ sáu các bên (COP26) tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã diễn ra nhằm thảo luận về các hành động chống lại biến đổi khí hậu với sự tham dự của Thủ tướng Việt Nam, Phạm Minh Chính. Ông cam kết rằng Việt Nam sẽ là một phần của giải pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam có mọi lý do để lo ngại về biến đổi khí hậu, vì 13,2% kim ngạch xuất khẩu thuộc về ngành nông nghiệp Việt Nam và chủ yếu được sản xuất ở các vùng đất thấp ven biển và đồng bằng nên dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là với nhiệt độ tăng và điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ làm cho vùng có nguy cơ lũ lụt và bão nhiệt đới. Đặc biệt, sản lượng lúa gạo được trồng ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng chiếm vị trí xuất khẩu lớn thứ hai trên toàn thế giới, không chỉ quan trọng đối với nguồn cung cấp lương thực trong nước mà còn đối với nền kinh tế quốc dân. Về mặt địa lý, Việt Nam có đường bờ biển ấn tượng và rộng khắp hướng ra Biển Đông và đã thu được nhiều lợi ích kinh tế do đây là vị trí đắc địa cho giao thương hàng hải, cũng như dồi dào về nguồn gió, thúc đẩy sự phát triển về năng lượng gió ngoài khơi không chỉ đối với trong nước mà còn có thể trở thành nguồn cạnh tranh với chuỗi cung ứng điện gió trên thị trường quốc tế. Việt Nam nhận thấy đây là tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ vì các thiết bị và linh kiện điện tái tạo ngày nay được nhập khẩu chủ yếu từ châu Âu. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù chính quyền Biden đã nắm quyền một năm nay, nhưng nhiều chính sách thương mại bắt đầu dưới thời Chính quyền Trump vẫn sẽ tiếp tục do quan điểm về cuộc chiến thương mại vẫn còn mơ hồ với rất ít thông tin được cung cấp. Trong khi đó, cho đến khi chúng ta hiểu rõ hơn và biết chắc chắn hơn chương trình nghị sự của Biden về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, có vẻ như Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc các nhà máy Mỹ chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Với sự tăng trưởng dự kiến của xuất khẩu Việt Nam và việc vận chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh thuế theo Mục 301, điều cần lưu ý cho các nhà sản xuất tại Việt Nam là phải hiểu được tầm quan trọng và sự phức tạp của luật thương mại quốc tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ xác định thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ, làm thế nào để chúng tôi xác định liệu hàng hóa là “Sản xuất tại Việt Nam” chứ không phải là “Sản xuất tại Trung Quốc”? Mặc dù hàng hóa nhập khẩu có thể được sản xuất tại Việt Nam, nếu  nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và nếu hàng hóa nhập khẩu không qua sự thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuất, xét cho cùng thì nó vẫn là “Sản xuất tại Trung Quốc” và phải chịu thuế theo Mục 301. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là các nhà sản xuất tại Việt Nam phải tự làm quen với các quy tắc xuất xứ và tham khảo ý kiến của luật sư thương mại và cố vấn của họ để đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu của họ là hợp pháp và không phải chịu thêm mức thuế 15% -25% theo Mục 301, bởi việc xác định nước xuất xứ là do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CPB) đánh giá là một quy trình rất cụ thể và tuân theo một cơ cấu phức tạp và sâu rộng bao gồm các quyết định của tòa án, quy định của chính phủ và diễn giải của cơ quan ban ngành có liên quan.

Click here for the English version:https://www.braumillerlaw.com/vietnam-trade-overview-2022/

Check out our new Digital Magazine Get the inside scoop on the Braumiller Law Group & Braumiller Consulting Group "peeps." Expertise in International Trade Compliance.

The content of this article is intended to provide a general guide to the subject matter. Specialist advice should be sought about your specific circumstances.